Giống như bất cứ loại vitamin nào khác, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể và các tế bào. Vậy tác dụng của loại vitamin này là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé.
Vitamin D có nhiều trong loại thực phẩm nào?
Vitamin D được cơ thể sử dụng để hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho. Điều đó làm cho răng và xương của bạn trở lên chắc khoẻ hơn. Bên cạnh đó vitamin D cũng hỗ trợ cơ bắp, hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch của bạn. Bạn có thể lấy vitamin D từ ánh nắng mặt trời trên da, ăn trứng, cá, sữa và ngũ cốc.
Tác dụng của vitamin D
- Chống cảm cúm: Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản chỉ ra rằng uống vitamin D vào mùa Đông giúp giảm số lượng học sinh mắc bệnh cảm cúm. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Đa xơ cứng: Là một căn bệnh mà hệ thống miễn dịch của bạn tấn công hệ thống thần kinh trung ương. Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D giúp làm giảm các triệu chứng hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh.
- Hạn chế bệnh ung thư: Vitamin D có khả năng hạn chế việc mắc phải một số bệnh ung thư như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt.
- Giúp giảm cân: Hãy thử bổ sung vitamin D với canxi, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy lâu đói hơn, giảm lượng calo mà cơ thể phải hấp thụ giúp giảm cân hiệu quả.
- Vitain D giúp chữa lành vết thương một cách nhanh chóng hơn, bởi vậy những người thiếu lượng vitamin D các tổn thương trên da sẽ lâu lành hơn. Điều đó đặc biệt đúng ở những người mắc bệnh bỏng.
- Bài viết giải đáp lý do tại sao bạn không nên dùng thuốc chứa vitamin?
Các bệnh thường gặp do thiếu vitamin D
- Cơ thể bạn cần thêm vitamin D khi bạn không nhận đủ ánh sáng mặt trời, thiếu hụt từ khẩu phần ăn hàng ngày nếu bạn đang ăn chay hoặc không uống sữa. Nghiên cứu chỉ ra rằng người da đen ở Mỹ thường có lượng vitamin D thấp hơn so với người cùng tuổi ở châu lục khác vì khả năng chống nắng tự nhiên và cần tiếp xúc lâu hơn để tạo ra lượng vitamin D đủ trên da.
- Loãng xương là bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 60 – 70 và 2/3 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên. Thiếu hụt vitamin D khiến cơ thể bạn khó sử dụng các khoáng chất cần thiết để giữ xương được chắc khoẻ. Trong bệnh loãng xương điều này có nghĩa là mở rộng không gian tự nhiên trong xương, khiến chúng trở lên xốp và dễ vỡ hơn.
- Đau cơ: Những người bị đau và yếu cơ, xương thường không có đủ vitamin D, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Cơ bắp yếu khiến tăng khả năng bạn bị ngã và gãy xương.
- Còi xương: Vào những năm 1800, ô nhiễm ở các thành phố công nghiệp lớn tạo nên một lớp mây đủ dày để chặn phần lớn ánh nắng mặt trời. Điều này dẫn đến một dịch bệnh của trẻ em trong việc làm chậm sự phát triển và làm mềm xương. Chính vì vậy ngoài ánh nắng mặt trời cần bổ sung tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin D giúp ngăn chặn căn bệnh này hiệu quả.
- Osteomalacia: Ngay cả khi xương của bạn ngừng phát triển chúng vẫn cần vitamin D để sửa chữa và bảo trì cấu trúc xương. Nếu thiếu vitamin D trong một thời gian dài nó có thể làm mềm xương của bạn gây ra tình trạng biến dạng xương, đặc biệt là ở hông của bạn.
- Có một số bằng chứng cho thấy nồng độ vitamin D có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường (loại 1 và 2), huyết áp cao, bệnh đa xơ cứng và một số loại ung thư.
- Bệnh về đường ruột: Cơ thể bạn cần chất béo để sử dụng vitamin D, bệnh viêm ruột và các tình trạng khác ảnh hưởng đến đường ruột của bạn như celiac và xơ nang khiến bạn khó hấp thu chất này hơn. Điều đó có nghĩa là bạn cần bổ sung vitain D để duy trì sức khoẻ của cơ thể.
- Bệnh béo phì: Chỉ số vitamin D của những người mắc bệnh béo phí cao hơn nhiều so với người không mắc bệnh này. Không phải là làn da của bạn hấp thụ ít lượng vitamin D đi mà bởi vì chất béo dư thừa dưới da giữ nhiều chất béo hơn là chuyển hoá vào trong máu của bạn. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập có thể giúp đỡ cho bạn.