Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong sức khoẻ của bất cứ cá nhân nào. Vậy bạn cần ngủ bao nhiêu giờ để đủ và những loại bệnh nào bạn có thể mắc phải khi thiếu ngủ quá nhiều? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Bạn cần bao nhiêu giờ để ngủ?
Số lượng giấc ngủ mà một người cần phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm độ tuổi của họ, cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh (từ 0 -3 tháng tuổi) cần 14 – 17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh (từ 4 -11 tháng tuổi) cần 12 – 15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mới biết đi bộ (1-2 tuổi) cần khoảng 11 – 14h.
- Trẻ em trước tuổi đến trường (3-5 tuổi) cần 10 – 13h.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-13 tuổi) cần 9-11h.
- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần khoảng 8 – 10 giờ mỗi ngày.
- Hầu hết người lớn cần 7 – 9 giờ ngủ/ngày, mặc dù một số người có thể cần ít nhất từ 6 -10 giờ ngủ mỗi ngày.
- Người cao tuổi (65 tuổi trở lên) cần 7 – 8h ngủ.
- Phụ nữ trong thời kỳ đầu của thai kỳ thường cần ngủ nhiều hơn bình thường.
Nhưng theo các chuyên gia, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, ngay cả trong các hoạt động nhàm chán chứng tỏ bạn vẫn chưa ngủ đủ giấc.
Mất ngủ và thiếu ngủ
- Số lượng giấc ngủ mà một người cần cũng tăng lên nếu họ bỏ lỡ giấc ngủ vào những ngày trước. Nếu không ngủ đủ, bạn sẽ có một “khoản nợ ngủ” giống như đi vay tiền tại ngân hàng. Cuối cùng, cơ thể của bạn sẽ bắt bạn trả nợ. Đó là lý do nếu bạn thiếu ngủ nhiều bạn sẽ có xu hướng ngủ bù vào thời gian sau.
- Cơ thể con người thực sự không thích nghi với việc ngủ ít hơn mức cần thiết. Chúng ta có thể quen với một lịch trình khiến chúng ta không ngủ đủ giấc nhưng khả năng phán đoán, thời gian phản ứng và các chức năng của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng và suy yếu hơn lúc tỉnh táo.
Dấu hiệu thiếu ngủ
Các dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn không ngủ đủ giấc bao gồm:
- Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt là các hoạt động cần tập trung cao độ như khi xem phim hoặc lái xe.
- Ngủ thiếp đi trong vòng 5 phút sau khi nằm xuống.
- Thời gian ngủ ngắn trong thời gian làm việc.
- Thay đổi tâm trạng.
- Hay quên.
- Không thể tập trung vào công việc.
Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ gây ra
- Vấn đề về bộ nhớ và não bộ.
- Cảm giác chán nản.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm, tăng khả năng mắc bệnh.
- Cảm giác đau đơn mạnh mẽ hơn.
- Nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, tiêu đường, đau tim, béo phì…
- Ham muốn tình dục giảm.
- Da nhăn và thâm quầng dưới mắt.
- Ăn nhiều hơn và tăng cân.
- Đưa ra quyết định sai lầm.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thiếu ngủ là rất nguy hiểm, những người thiếu ngủ khi tham gia vào một trình mô phỏng lái xe hoặc thực hiện bài test phối hợp vận động giữa tay và mắt còn tệ hơn cả những người say rượu.
- Với những người thường xuyên nhậu nhẹt, việc thiếu ngủ cũng khiến bạn nhanh say hơn so với những người nghỉ ngơi đầy đủ.
- Suy giảm trí nhớ trầm trọng.
- Buồn ngủ là bước cuối cùng trước khi não chìm vào giấc ngủ, chính vì thế khi lái xe mà buồn ngủ thường gây ra tại nạn. Các chất kích thích như caffein không thể ngăn chặn tác động của việc thiếu ngủ trầm trọng.
- Việc thiếu ngủ thường gặp ở người lái xe thường biểu hơn ở những việc như: Khó tập trung vào mắt, không thể ngừng ngáp, không thể nhớ tuyến đường đi, tâm trí mơ mộng và suy nghĩ lang thang, gặp khó khăn khi ngẩng đầu lên, trôi dạt suy nghĩ và đi lạc khỏi làn đường…
Làm thế nào để đảm bảo đủ giấc ngủ của bạn
- Tạo dựng những thói quen lành mạnh để có thể giúp bạn ngủ ngon và lâu hơn như tập thể dục, nghe nhạc nhẹ, đọc sách, xem phim hài…
- Sử dụng những loại thực phẩm và chế độ dinh dưỡng tốt cho giấc ngủ.
- Giữ cho mình một lịch trình ngủ bởi lịch trình bận rộn khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon.
- Luôn ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày và cả trong tuần để cơ thể quen với nhịp đồng hồ sinh học của bạn.
- Thói quen đi ngủ tốt nên tránh ánh sáng đèn, ăn quá nhiều, uống caffein hay các loại chất kích thích trí não trước khi đi ngủ.
- Nói chuyện với bác sĩ khi một vài loại bệnh có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ của bạn.
“Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo” chính vì vậy dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên sắp xếp thời gian ăn ngủ hợp lý để bảo vệ sức khoẻ bản thân của mình một cách tốt nhất.