Dầu đinh hương là một loại tinh dầu được chiết xuất từ cây đinh hương, một loại gỗ có nguồn gốc ở Đông Nam Á và một số nước Đông Bắc Á. Dầu đinh hương được sản xuất bằng cách chưng cất những nụ hoa khô được thu từ cây hoặc lá, và thậm chí cả thân cây. Tuy đã được sử dụng trong nhiều năm gần đây nhưng tiềm năng của loại dầu này vẫn chưa được biết đến nhiều. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn xem xét kỹ hơn về lợi ích sức khoẻ của đinh hương và cách bạn có thể sử dụng nó ở nhà.
Contents
Lợi ích của tinh dầu đinh hương
- Giúp chống vi trùng, tiêu diệt vi khuẩn.
- Giảm đau cho răng và cơ bắp.
- Rối loạn tiêu hoá.
- Giảm tình trạng suy hô hấp như ho và hen suyễn.
- Trong khi có nhiều dưỡng chất khác nhau đã được xác định trong tinh dầu đinh hương, một hợp chất được gọi là eugenol là một trong những thành phấn chính và quan trọng nhất.
Hoạt động kháng khuẩn
- Trong một nghiên cứu vào năm 2012, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng dầu đinh hương có khả năng tiêu diệt tế bào vi khuẩn tụ cầu trong nuôi cấy lỏng và trong màng sinh học. Màng sinh học là một cộng đồng vi khuẩn sống cùng nhau, được che chắn bởi một lớp màng nhầy bảo vệ.
- Hầu hết các loại kháng sinh không có hiệu quả trong việc thâm nhập màng sinh học và tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, nhưng dầu đinh hương thì lại có thể.
- Dưỡng chất eugenol có tác dụng chống lại nấm men candia albicans, loại nấm ở chân, nấm miệng và viêm nhiễm âm đạo. Một số nghiên cứ khác chỉ ra rằng tinh dầu đinh hương có khả năng chống lại một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và cúm.
- Mặc dù có tác dụng thấp hơn so với một số loại kháng sinh chuyên dụng, tuy nhiên dầu đinh hương lại có ưu điểm là an toàn và thân thiện với cơ thể người, không gây tác dụng phụ.
Tác dụng với nha khoa
- Nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của dầu đinh hương đối với sự ăn mòn răng của các loại đồ uống có tính axit, với cơ chế hoạt động theo cách tương tự như fluoride trong việc ngăn ngừa sâu răng. Bên cạnh đó loại tinh dầu này cũng có khả năng ức chế các sinh vật gây đau răng.
Ứng dụng da
- Khi thoa lên da, dầu đinh hương có hiệu quả trong việc làm giảm ngứa và thúc đẩy quá trình chữa lành da, đặc biệt trong việc chữa ngứa da. Với tỷ lệ ghi nhận sự bình phục 60% so với 12% trong các loại kem lignocaine.
Chữa ung thư
- Năm 2014 các nhà khoa học đã xem xét tác động của dầu đinh hương đối với các tế bào ung thư vú ở người, các tế bào được thử nghiệm trong ống nghiệm đã cho kết quả ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư. Chiết xuất đinh hương cũng làm tăng sự chết tế bào và phá vỡ sự phân chia tế bào trong một tế bào ung thư ruột kết.
Cách sử dụng dầu đinh hương
- Xịt nước: Sử dụng dầu dưới dạng xịt là một cách dễ dàng để thêm mùi cay của đinh hương vào phòng. Hoặc sử dụng các đặc tính kháng khuẩn của loại dầu này như một chất khủ trùng nhẹ. Cách làm như sau:
- 1, Thêm vài giọt dầu đinh hương vào nước, cho thấy từ 10-15 giọt/300 ml nước.
- 2, Vì các loại tinh dầu không tan trong nước, bạn nên thêm một số chất phân tán như solubol vào dung dịch.
- Lắc đều chai trước khi phun.
- Khuếch tán: Giống như phun, sử dụng máy khuếch tán có thể giúp lan toả mùi thơm của đinh hương khắp phòng. Đảm bảo phòng của bạn được thông thoáng để tinh dầu có thể bám vào bề mặt và loại bỏ các loại vi khuẩn có hại.
- Bôi lên da: Pha loãng với dầu massage như jojoba, dầu dừa hoặc dầu oliu rồi bôi lên da hoặc trộn chúng với các loại kem dưỡng da mà bạn thường dùng khoảng từ 1-2,5% cho hỗn hợp.
Tác dụng với nha khoa
Bạn có bị đau răng không? Thoa dầu đinh hương có thể giúp bạn giảm đau khá hiệu quả. Bạn có thể làm theo các bước sau:
- Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương trong dầu ô liu hoặc dầu dừa.
- Nhúng một quả bong bóng sạch vào dung dịch, để nó ngấm dần dần.
- Tránh tác động trực tiếp với nướu của bạn, áp quả bóng vào phần răng đau, để trong vài phút.
- Lặp lại hành động sau 2h, nếu cảm thấy khó chịu thì nên dừng lại.
Tác dụng phụ của dầu đinh hương
- Kích ứng da: Có thể gây kích ứng da ở một số người, nếu bạn lo lắng về độ nhạy cảm của da với dầu thì nên kiểm tra bằng cách bôi một lượng nhỏ vào khuỷu tay của bạn. Nếu có các dấu hiệu như kích ứng da, đỏ, ngứa hoặc sưng, dừng sử dụng.
- Dị ứng: Mặc dù hiếm gặp nhưng việc dị ứng với dầu đinh hương có thể gây phát ban hoặc nổi mề đay, ngứa da, khó thở, ho, gây nghẹn trong cổ hoặc khó nuốt, rối loạn tiêu hoá hoặc chuột rút.
- Tránh sử dụng dầu đinh hương nếu bạn mới trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, loét dạ dày, rối loạn chảy máu hoặc bệnh máu đông.
Theo truyền thống, dầu đinh hương được sử dụng để giảm khó chịu do tiêu hoá, giảm đau và điều trị hô hấp. Tuy nhiên với bất kỳ loại dưỡng chất nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tìm hiểu kỹ để mang lại lợi ích cho sức khoẻ của mình.