- Mike Flanagan là fan cuồng của Stephen King còn Stanley Kubrick thì không. Kubrick còn không thèm đọc kịch bản của cụ King, mà dành hẳn 3 tháng tự viết rồi đạo diễn và sản xuất The Shining. Nói nhanh cho vuông thì Doctor Sleep không thể so sánh được với kiệt tác năm 1980, xét về diễn xuất, bối cảnh, cái kết mở, ám thị, sự công phu tỉ mỉ đến khắc nghiệt trong từng cảnh quay. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng đây không phải là một bộ phim hay.
- Doctor Sleep tiếp nối dòng thời gian sau thảm kịch tại Overlook. Danny lúc này đã trở thành một người đàn ông trung niên, vật vã vì chứng nghiện rượu hệt bố mình năm xưa. Biến cố xảy tới đưa anh gặp gỡ cô bé Abra, một thiếu niên cũng có khả năng thấu thị (shining). Em đang gặp nguy hiểm vì sự săn đuổi của một nhóm người chuyên lùng bắt những trẻ em có khả năng ngoại cảm.
- Giống như nguyên tác truyện, bộ phim có tính giải trí cao, nhịp điệu dồn dập và nhiều cao trào so với phần trước. Cũng dễ hiểu thôi, bởi đây là hành trình trốn chạy và chống trả, trong khi The Shining là câu chuyện về sự cô độc, sang chấn thời thơ ấu nặng về mặt tâm lý. Nhân vật Abra làm mình rất bất ngờ về sự mạnh mẽ và thú vị mà em mang lại, so với nhiều phim gắn mác nữ quyền ra rạp thì độ bá đạo của em ăn đứt các bà các chị mà lại dễ thương đáng yêu hơn nhiều.
- Phim có khá nhiều cảnh lặp lại của The Shining (nghe nói staff cầm iPad chụp screenshot The Shining chạy vòng vòng trên set để so xem có đúng không
)) nên mong mọi người ra rạp thì gắng xem hoặc coi lại cho nhớ bởi nếu không hiểu thì khá uổng. Ngoài ra còn một số chi tiết easter egg của The Dark Tower nữa mà chắc phải làm một bài riêng.
- Là bậc thầy về setup bối cảnh, Mike Flanagan chẳng còn lạ gì concept Ngôi – Nhà – Là – Thực – Thể – Ma – Quái trong The Haunting of Hill House, nên trường đoạn tại Overlook trong Doctor Sleep thực hiện rất mượt. Những cú máy mang đầy tính học hỏi, sự khó chịu về cách bố trí tòa nhà như mê cung và lắm phi lý đã một lần nữa gợi nhắc người ta về phần phim cũ. Không muốn so mà không được cơ.
- Cuối cùng thì, một lần nữa bảo ưu quan điểm nhà văn tốt chưa chắc đã là nhà biên kịch và tư vấn điện ảnh tốt. Nên khi biết Flanagan phải thuyết phục Stephen King về cái kết của Doctor Sleep, mình đã thấy toang rồi. Không thích cái kết cho lắm nhưng tổng thể thì phim làm rất chỉn chu. Một số chi tiết sẽ không tốt cho mắt và tim và một số bộ phận của bạn, xin vui lòng lưu ý.
Quả thực là phim có nhiều easter egg hoặc sự trùng lặp liên quan đến truyện của bác King và film ‘The Shining’ từ nhạc, hình ảnh và câu thoại. Cá nhân mình hơi thất vọng về cái kết và những yếu tố có màu sắc chính trị trong film. Cái kết của tiểu thuyết theo mình thấy là một trong những cái kết đẹp của bác King, ko đưa lên film thấy uổng quá