Về Review mình có thể đánh giá chung The Platform thuộc thể loại phim tâm lý xã hội có chiều hướng dark mood (kéo cảm xúc của người xem theo chiều hướng u tối). Bằng cách đưa ra một kịch bản hết sức mới lạ với nhiều hàm lý lồng ghép liên trong từng phân đoạn của bộ phim. Chính điều này tạo nên sự thành công không trùng lặp của The Platform, với những bạn thích thể loại phim xã hội như Ký Sinh Trùng hay Joker thì chắc sẽ yêu thích The Platform. Vậy điều gì đã làm nên thành công của The Platform?
Contents
Kịch bản mới lạ
- Bằng cách đưa ra một nhà tù trá hình dưới tên trại cải tạo xã hội có XXX tầng, và mỗi tầng sẽ chỉ được ăn đồ ăn thừa của nhau từ tầng 1 chuyển xuống tầng dưới cùng. Sẽ thật tàn khốc với những người ở dưới vì họ chỉ ăn cơm thừa, canh cặn từ tầng trên, thậm chí là sẽ không còn gì để ăn vì con người sẽ lộ tính tham lam và ích kỉ trong ngục tù này.
- Nhưng điểm thú vị là cứ một tháng họ sẽ thay đổi vị trí tầng với nhau, hôm nay bạn ở đáy xã hội, ngày mai bạn có thể đứng trên đầu hàng trăm người khác và ngược lại. Nghe cũng hơi giống xã hội ngày nay phải không nhỉ? Đó là cách mà The Platform bắt đầu mang sự đồng cảm đến cho người xem và tạo nên cái riêng của bộ phim này.
Nhiều hàm ý trong phim
- Giống như Ký Sinh Trùng hay Us, những bộ phim thể loại tâm lý đen tối này để lại trong ký ức người xem bằng những thông điệp day dứt. Xuyên suốt bộ phim có hàng trăm thông điệp ngầm được gửi tới người xem, những bài học về lòng tin, bộ mặt thật của con người, tôn giáo và đức tin. Tất cả những thứ này hoà trộn lại thành một bài học mang tên “Cái hố”.
- Nhân vật chính của bộ phim cũng phần nào đại diện cho phần lớn con người hiện nay, bắt đầu ở những tầng giữa khi bước vào đời, gặp kẻ xấu để xuống đáy, gặp người dạy mình để lên đỉnh, gặp người cùng chí hướng để thay đổi cuộc đời. Với những người đã trưởng thành và đi làm sẽ thấy phim thực tế và đau sót hơn rất nhiều.
Âm thanh và hình ảnh
- Sẽ không thể bỏ qua yếu tố âm thanh của The Platform, chỉ bằng tiếng bàn ăn đi xuống thôi mà dần trở thành cái gì đó ám ảnh người xem, nó có chút ghê rợn, cũng có chút sợ mãi trong đó. Dần dần biến âm thanh máy móc thành thứ mà con người phải phụ thuộc vào rất nhiều.
- Về phần hình ảnh thì phim dùng 2 tone màu chính, màu lạnh cho ban ngày và màu đỏ cho ban đêm. Cuộc sống gần như bị tua đi rất nhanh qua màu phim, những cảnh kinh dị thì được quay chân thực, lời khuyên là bạn sẽ không muốn ăn gì khi xem phim này đâu.
- Tổng kết lại thì The Platform là một tác phẩm mang màu sắc và thiên hướng của dòng phim dark mood sẽ phù hợp với số ít người xem chứ không phải ai cũng thấy nó hay, đặc biệt là cái kết của phim cũng khá lửng lơ với nhiều người. Đây là một phim tâm lý làm rất tốt của điện ảnh Tây Ban Nha, khiến người xem phải suy nghĩ nhiều hơn trong qua trình xem phim
🎬 Review: 8/10 mình khá thích nội dung phim truyền tải đặc biệt sự thực nếu như bạn đã và đang đi làm, bạn có thể xem phim trên Netflix và phimmoi.net
🎬 Phần phân tích mà một số bạn gửi yêu cầu: (Spoil)
Tại sao mình lại nói phim này công bằng khi phim lại không cho thấy như vậy, yếu tố được nói đến đầu tiên qua hình tượng chiếc hố chính là cuộc sống (hãy tưởng tượng nó một công ty).
Cái hố và phân cấp xã hội
- Hãy nghĩ những người ở tầng trên chín là những người giàu có, những nhà lãnh đạo, giám đốc, nhà điều hành. Phim nhấn mạnh rất nhiều vào câu nói “Cố gắng ăn nhiều nhất có thể”, những người ở tầng trên họ có quyền và họ thực sự muốn ăn nhiều nhất cho bản thân, vượt qua cả nhu cầu thiết yếu của bản thân.
Nhưng vì sao họ lại được làm như thế? - Bạn có nghĩ rằng họ cũng là những người đã từng tự ăn chính bạn bè của mình khi ở đáy của xã hội. Họ vượt qua cuộc sống, cố gắng sinh tồn để hưởng thành công đến khi được ăn hết của thiên hạ không? Có những kẻ sinh ra ở vạch đích khi bắt đầu từ những tầng trên, nhưng rồi xã hội sẽ khiến họ lao thẳng xuống tầng dưới như người nhảy xuống ở gần đầu phim.
- Mặt khác có những nhân vật sẽ cố gắng trèo lên tầng cao hơn như anh bạn Baharat để rồi bị những kẻ ở cao hơn mình “ỉa vào mặt theo đúng nghĩa đen”. Cuộc sống là như vậy, chỉ có thể kết hợp để tiến lên chứ không kẻ nào trên cao lại tự cho bạn quyền trèo lên cao hơn họ.
- Rõ ràng yếu tố nhà tù này được xây dựng như những giai cấp xã hội, nhưng là một xã hội công bằng khi nó có sự thay đổi theo từng tháng nếu như bạn biết cách tác động vào nó hoặc học cách sinh tồn cùng nó.
Trái cấm
- Trong ngày thứ 2 thứ mà nhân vật chính giữ làm của để giành chính là quả táo, ngay lập tức hình phạt khi anh giữ trái cấm là nhiệt độ phòng nóng lên thất thường. Liên hệ trái táo thì chắc ai cũng biết rồi ha. Đồng thời đêm sau anh cũng mơ mình được ăn “Trái cấm” với miharu.
Người đồng hành và tôn giáo
- Người bạn đồng hành cùng anh là Baharat, đại diện cho người da màu và muốn vượt giai cấp bằng sức khoẻ và sự lạc quan. Nhưng những gì anh nhận được là nguyên cục từ những kẻ ở trên. Trái với cảnh bị giam giữ thực tế, trong phim ai cũng nhắc đến chúa, chúa nào, tôn giáo nào.
- Ở đây họ cho những nhân vật đặt yếu tố tôn giáo lên hàng đầu trong các câu thoại (những kẻ hồi giáo kiêng rượu, kẻ sùng chúa, kẻ bất tin,…) Baharat là một người cùng chúa, anh mắt thấy tai nghe chứ không phải nằm chiêm bao việc chúa nói với mình giống ai đó bên Cali.
- Anh đặt niềm tin vào chúa nhưng ngài không trả lời, khi đó anh đã đồng hành cùng một vị chúa khác, người nhờ đến sức mạnh của anh để tạo nên sự đổi mới. Nếu để ý thì Goreng có tạo hình khá giống chúa Jesus trong kinh thánh.
Ngoài ra nhà tù này có 333 tầng ứng với 666 tù nhân, đây cũng là con số của ác quỷ trong kinh thánh. Goreng giống chúa Jesus vượt qua 333 khổ ải, chịu hy sinh thân mình để mang đến ánh sáng hy vọng cho nhân loại, chính là đứa trẻ ở tầng 333.
Đoạn kết phim
Chi tiết nhiều bạn hỏi mình nhất chính là cái kết của phim, mình sẽ nói một cách đơn giản nhất về cái kết của The Platform. Đứa bé ở đây là sao? Kết cục của Goreng là gì?
- Đơn giản như trong kinh thánh, chúa đã hy sinh thân mình trải qua hết khổ cực để mang bình yên đến cho nhân loại, chi tiết Goreng cùng đứa bé đi đến tầng sâu nhất, tầng đen tối ở đây thực chất là khi anh đã kết thúc sứ mệnh và chết khi đến tầng cuối cùng. Cả anh và Baharat đều chết vì chảy máu (Đây cũng là điều đạo diễn đã thông báo).
- Nhưng máu của anh đã mang lại hy vọng cho những người bị giam trong xã hội thu nhỏ nảy. Bằng cách đưa đứa bé lên tầng cao nhất và chứng minh với Ban Điều Hành rằng có một kẻ đã sống sót ngoài tầm kiểm soát của bọn ngươi. Rằng mọi thứ đều có ngoại lệ, rằng Miharu ko đi tìm con mà cô đã bảo vệ thức ăn để đưa đến cho con của mình hàng ngày.
- Cô nuôi sống đứa bé suốt bao năm qua mà không một ai biết, rằng xã hội sẽ không biết câu chuyện thực sự của một người dù có kiểm soát đến đâu. Đứa bé trong bất kỳ thể loại ấn phẩm nào cũng đại diện cho khởi đầu mới, hy vọng, sự trong sáng.
- Chỉ có những kẻ thực sự là mầm sống mới thì mới xứng đáng lên mặt đất và mang lại một khởi đầu mới và thay đổi cho xã hội, không như Goreng khi anh đã vấy máu quá nhiều người và hành trình của anh đã kết thúc.
- Mục đích chính của cái kết mở này là, mọi bộ máy đều có kẽ hở vấn đề chỉ là thời gian nếu không phải là người này thì cũng là người khác chui vào kẽ hở đó. Giống như Matrix từng nêu ra, người được chọn chỉ đơn giản ấn reset câu chuyện về khởi điểm cho đến khi bộ mã đó loại lặp lại 1 lần nữa, nếu không ai làm khác đi thì nó sẽ mãi mãi như vậy.
Giống như quyển sách Don ki hô tê, khi ông già điên loạn chấp nhận sự thực và bỏ mặc mọi thứ, chiến đấu với chiếc cối xay gió để kết thúc câu chuyện hư ảo về cuộc đời mình.