Các nhà khoa học từng nghĩ rằng con người không hoạt động thể chất và tinh thần trong khi ngủ. Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây cơ thể và não bộ của bạn làm việc khá nhiều ngay trong lúc bạn đang ngủ. Có hai loại giấc ngủ chính mà chúng ta tạo ra chu kỳ khi nghỉ ngơi là giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ không REM.
Contents
Giấc ngủ không REM
- Bạn bắt đầu giấc ngủ không REM và dành phần lớn thời gian của mình ở đó. Nó bắt đầu từ giai đoạn N1, chuyển sang sâu hơn ở giai đoạn N3. Trong quá trình tiến triển này, não của bạn trở lên kém phản ứng với thế giới bên ngoài và khó thức dậy hơn. Suy nghĩ của bạn và hầu hết chức năng cơ thể chậm lại. Bạn dành nửa thời gian ngủ cho giai đoạn N2 mà theo các nhà khoa học nghĩ rằng đó là nơi bạn gặp những giấc mơ của mình.
Giai đoạn REM
- Giai đoạn này có tên này bởi vì cách mắt của bạn đảo qua lại phía sau mí mắt của bạn. Bạn chìm vào giấc mơ sâu nhất ở giai đoạn này. Mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và huyết áp của bạn tăng lên mức tương tự ban ngày. Hệ thống thần kinh giao cảm của bạn giúp bạn phản ứng tự động như khi chiến đấu hay ngồi trên các chuyến bay. Tuy nhiên cơ thể bạn vẫn gần như hoàn toàn yên tĩnh và không có bất cứ chuyển động nào.
Chu kỳ ngủ
- Bạn thường trải qua tất cả các giai đoạn ngủ từ 3 – 5 lần một đêm. Giai đoạn REM đầu tiên có thể chỉ mất vài phút nhưng lâu hơn với mỗi chu kỳ mới lên tới nửa giờ. Mặc khác giai đoạn N3 có xu hướng ngắn hơn với mỗi chu kỳ mới. Và nếu bạn mất giấc ngủ REM vì bất cứ lý do nào đó thì cơ thể của bạn sẽ cố gắng cho nó trở lại vào đêm hôm sau. Các nhà khoa học không chắc chắn về mục đích của cơ chế hoạt động này.
Thân nhiệt
- Thân nhiệt của bạn sẽ giảm một vài độ khi bạn buồn ngủ trước khi đi ngủ và thấp nhất sau khoảng 2h trước khi bạn thức dậy. Trong giai đoạn REM não bộ của bạn thậm chí còn tắt nhiệt kế của cơ thể. Đó chính là khi không khí nóng hoặc lạnh trong phòng ngủ của bạn ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn. Nói chung là một căn phòng mát mẻ giúp bạn ngủ ngon hơn và một vài động tác thể dục hay chạy bộ sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể bạn và giúp bạn tỉnh táo hơn.
Hơi thở
- Khi bạn chìm vào giấc ngủ sâu, bạn thở chậm hơn và theo một khuôn mẫu đều đặn hơn, lặp đi lặp lại. Sau đó khi bạn bước vào giai đoạn REM hơi thở của bạn sẽ nhanh hơn và thay đổi nhiều hơn.
Nhịp tim
- Giấc ngủ sâu, giấc ngủ không REM làm giảm nhịp tim và huyết áp, giúp tim và mạch máu của bạn có cơ hội nghỉ ngơi và hồi phục. Nhưng trong giai đoạn REM các tỷ lệ này tăng trở lại và thay đổi theo các điều kiện xung quanh khác như môi trường, nhiệt độ…
Hoạt động của não
- Khi bạn nhắm mắt lại và bước vào giấc ngủ không REM, các tế bào não của bạn ổn định từ mức hoạt động ban ngày và bắt đầu giảm dần theo nhịp độ nhịp nhàng và đều đặn. Nhưng khi bạn bắt đầu mơ, các tế bào não của bạn hoạt động một cách chủ động và ngẫu nhiên hơn. Trên thực tế, trong giấc ngủ REM, hoạt động của não tương tự như khi bạn đang tỉnh táo.
Những giấc mơ
- Mặc dù chúng ta đã nói về chúng suốt hàng ngàn năm, tuy nhiên chúng vẫn là một tấm màn bí ẩn theo nhiều cách. Không rõ nguyên nhân chúng gây ra có chủ đích hay không chủ đích gì với cuộc đời của bạn. Giấc mơ phổ biến nhất ở giai đoạn REM, đặc biệt là khi chúng rất chân thực, nhưng bạn vẫn có thể mơ trong các giai đoạn ngủ khác. Ví dụ như nỗi kinh hoàng về đêm, khi con người dường như tỉnh táo và khóc thét vì sợ hãi hoặc hoảng loạn lại xảy ra trong trạng thái ngủ sâu nhất.
Thời gian để sửa chữa cơ thể
- Trong giấc ngủ sâu, cơ thể của bạn hoạt động để sửa chữa cơ bắp, các cơ quan và các tế bào khác. Hoá chất tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu lưu thông trong máu của bạn. Bạn dành khoảng 1/5 giấc ngủ đêm của bạn trong giấc ngủ sâu khi bạn còn trẻ và khoẻ mạnh, nhiều hơn nếu bạn không ngủ đủ. Nhưng điều đó bắt đầu mờ dần và khi bạn trên 65 tuổi nó có thể giảm xuống = 0.
Xoá thông tin rác
- Đó là những gì mà các nhà khoa học nghĩ giai đoạn REM làm với não bộ của bạn. Nó giúp não bộ của bạn xoá sạch những thông tin mà bạn không cần nhớ. Những người nhìn vào câu đố khó giải sẽ dễ giải quyết nó hơn sau khi họ ngủ dậy. Họ cũng sẽ nhớ các sự kiện quan trọng và những việc cần làm tốt hơn. Những người bị thiếu giai đoạn REM nói riêng – so với các giai đoạn ngủ khác mất đi lợi ích này.
Hoạt động của não
- Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong nhiều phần của giấc ngủ. Nó giao tiếp với vùng dưới đồi (một cấu trúc não khác) để giúp bạn chìm vào giấc ngủ và thức dậy. 2 bộ phần này cũng nhau tạo ra chất hoá học gọi là GABA giúp làm yên các trung tâm kích thích khiến bạn không ngủ được. Và trong giai đoạn ngủ REM, thân não sẽ gửi các tín hiệu tê liệt tạm thời tới các cơ bắp di chuyển như cánh tay và chân của bạn. Điều đó ngăn bạn thực hiện những hoạt động tương tự như trong giấc mơ của mình.
Các vấn đề về nội tiết tố
- Cơ thể bạn tạo ra nhiều hooc môn hơn trong khi bạn ngủ. Ví dụ mức độ hooc môn tăng trưởng tăng lên và cortisol (chất làm căng thẳng) giảm xuống. Chính vì vậy việc thiếu ngủ có thể khiến cơ thể rối loạn với mức độ hooc môn kiểm soát cơn đói là leptin và ghrelin, điều đó khiến bạn thèm ăn hơn và khiến bạn tăng cân.
Bạn thấy đấy trong cả lúc nghỉ ngơi cơ thể và não bộ của bạn vẫn luôn hoạt động cực kỳ tích cực và hiệu quả để giữ gìn sức khoẻ cho bạn. Chính vì vậy nếu là người yêu quý sức khoẻ của mình bạn nên ngủ đủ giấc và đúng giờ để không chỉ tốt cho tinh thần, công việc mà còn chính cho toàn bộ cơ thể của bạn.